LTS: Cũng như số báo tháng trước, Trang Văn nghệ kỳ này hân hạnh giới thiệu đến quí độc giả bài viết của một trong những khuôn mặt tiên phong đã có mặt từ buổi đầu của Nguyệt san Hiệp hội. Dòng ghi chú trước khi vào truyện cho thấy dù đã gác bút khá lâu nhưng cũng như rất nhiều người làm văn nghệ khác, nghiệp cầm bút hình như vẫn luôn đeo đẳng nặng nợ trong tâm hồn tác giả, chính vì thế sự trở lại của cây viết tài hoa này đã khích lệ anh em tòa soạn rất nhiều.
Tác giả viết tặng bạn bè, trong đó người mong được đọc nhất không ai khác hơn chính là nhân vật đã chia sẻ cùng tác giả "cái quần năm xưa". Bút ký sau đây lại một lần nữa cho chúng ta biết rằng thời gian có thể làm mai một hình hài xương thịt nhưng làm sao có thể xóa đi những chấn động tình cảm trong tâm hồn con người. Phan Khôi trong tuyệt phẩm Tình già đã viết:
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ nơi đầt khách gặp nhau!
Đôi mái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! con mắt còn có đuôi
Còn Huỳnh vi Sơn, sau 30 năm, gặp lại người xưa, anh vỡ òa trong nước mắt cay xè không phải vì trái ngang cay đắng, mà vì, một lần nữa, những kỷ niệm thiếu thời làm giông bão tâm hồn đã trở về để người nghệ sĩ thấm thía hơn lẽ vô thường của cuộc đời này, để tri ân hơn nữa cuộc đời đang có, một cuộc đời dù đang phải đối mặt với thảm họa khôn lường vẫn thênh thang ươm mầm tình yêu dĩ vãng.
Ngoài ra, bài viết sau đây còn có thề được xem như là một chỉ dấu cho sự đóng góp trở lại của một tài năng, của một tấm lòng luôn được mong đợi đóng góp vào khu vườn văn nghệ của cộng đồng chúng ta.
Quần dài hai đứa mặc chung...
Vieát tặng nhưõng ngưôi bạn sau một thôi gian dài gaùc buùt.
Kỷ niệm 30 naêm đeán Nhật
Huỳnh Vi Sơn
Cuối cùng tôi quyết định nhận lời công ty lên miền đất vừa mới bị thiên tai tàn phá cộng thêm ảnh hưởng phóng xạ do nhân tai. Lý do duy nhất, công ty chỉ còn một mình tôi là người Việt có thể sắp xếp để đưa hai nhân viên trẻ Việt Nam mới tuyển vào làm việc tại chi nhánh Fukushima ra khỏi khu vực kinh hoàng này! Tôi không đi thì chắc mất đứa nhỏ sẽ điên lên vì sợ, không chỉ có chúng mà còn bố mẹ chúng đang ở Việt Nam ngóng trông từng giờ…
Bây giờ đã bắt đầu qua tháng thứ 3 sau trận động đất sóng thần kinh hoàng chưa tửng có trên đất Nhật. Mấy lò phản ứng hạt nhân cũng chưa được xử lý xong; tuy nhiên đường xe điện cao tốc đã bắt đầu nối lại. Chi nhánh công ty của chúng tôi vẫn chưa hoạt động lại được vì nằm trong vùng nhiễm phóng xạ. Hai thanh niên trẻ không thể ở ký túc xá, phải di chuyển lên một căn trại lánh nạn cách đó 50 cây. Ông chủ tốt bụng giục tôi lên đưa tụi nó về gấp.
Tôi về nói chuyện với vợ, đứa con gái nghe tôi lên vùng đất dữ rơm rớm nước mắt:
-Ba không đi cũng được mà… lỡ Tsunami nó cuốn đi thì sao?
Tôi cười trấn an… một ngàn năm mới có một lần con ơi!
Nói như vậy chứ ở Nhật 30 năm, tôi đã lãnh đủ cơn chấn động Kobe cách đây 16 năm và gần đây là chứng kiến gần như tận mắt sự phẫn nộ của thiên nhiên… không điều gì là không có thể xảy ra được trên mảnh đất sẽ bị tiêu diệt đầu tiên, nếu tận thế đến.
Vợ tôi không nói ra, nhưng lo sợ cái thứ khác, hiện hữu hơn. Lỡ bố nó nhiễm phóng xạ?
Tôi cũng hơi lo, nhưng trong những lúc này, phó mặc cho bề trên chứ biết sao!
Trước khi thiên tai xảy ra, tôi vẫn đi bằng máy bay, từ Osaka tới phi trường Sendai khoảng hơn một tiếng, rồi mướn xe hơi đi tới chi nhánh công ty tại một vùng quê Fukushima thêm khoảng 1 tiếng nữa. Nhưng phi trường Sendai cũng bị sóng thần tràn vào, lôi đi vài chiếc phi cơ cùng hàng ngàn xe hơi đang đậu gần đó. Việc phục hồi đường bay chắc phải còn mất mấy tháng. Do đó tôi quyết định đi bằng tàu siêu tốc, Shinkansen. Từ Osaka tới Tokyo khoảng 3 tiếng, và từ đó đổi qua xe đi Fukushima, mất thêm 2 tiếng rưỡi. Tổng cộng hơn 5 tiếng.
Từ Fukushima, tôi đi tàu chợ về hướng trại lánh nạn mới thấy khung cảnh thật tiêu điều. Không đến nỗi trơ trọi như những làng ven biển bị sóng thần cuốn trôi, nhưng chỗ thì đồng không ruộng trống! chỗ thì ngập nước loang lỗ những bãi chứa rác do sóng tắp vào, được người dân tập trung lại. Nghe nói tại những bãi rác này, nòng độ phóng xạ vượt quá mức cho phép tuy nhiên vẫn thấp thoáng bóng dáng người đang bơi móc dưới những đống gạch hoang tàn… chắc đang tìm di vật của người thân mất tích hoặc kỷ vật gia đình.
Đúng ra vào thời điểm này, mạ xanh đã phủ kín nơi tôi đang lướt qua. Gạo Fukushima loại Koshi-hikari ngon nổi tiếng khắp nước Nhật vì nó hội tụ được điều kiện không khí núi đồi trong lành, ngày nóng, tối lạnh; mỗi hecta cho 6 tấn lúa. Gạo mà cứ dẻo như nếp nhưng ăn lại không ngán. Màu của nó khi thành cơm mới đẹp làm sao; trắng óng ánh… chẳng khác gì làm da của người con gái Nhật đương thì… Vì thế vùng đất này có tên là đảo đầy ơn phúc, nơi ở của Tiên. Nhưng tất cả,
Đã biến đi như một giấc mơ!
Chuyến xe làng cọc cạch thả tôi xuống ga gần trại. Tôi đi bộ vào, hai thằng bé chờ tôi trước cổng vì đã được liên lạc trước, bay tới ôm lấy tôi reo hò mừng rỡ như lâu ngày gặp người thân.
-Anh đưa em về sớm nhé, các cụ bên nhà lo khóc cả ngày… sợ tụi em sau này không còn khả năng cho các cụ cháu bồng!
Tôi hỏi thăm chúng:
-Mấy tháng ở đây gặp nhiều khó khăn lắm phải không?
Hai đứa nhanh nhẩu:
-Lúc đầu không quen nhưng gần đây có một bác Việt kiều y tá đến làm việc, giúp cho các cụ già nên tụi em cũng đỡ buồn. Để em giới thiệu cho anh, bác này hay lắm!
Chúng nó có kiểu nói khá tức cười và lạ tai của một vùng chân quê mộc mạc, thấy ai tốt thì lại nói là hay!
Hai đưùa kéo tôi tới căn nhà tạm, có vẻ là dành cho nhân viên.
-Bác ơi, ông anh tụi cháu đến rồi…
Một phụ nữ đeo khẩu trang ngoái đầu ra cửa. Tôi mĩm cười gật đầu chào lịch sự. Ánh mắt chị có vẻ ngạc nhiên… thoáng giây lát chị tháo khẩu trang. Tôi sững người bóp tay cậu bé đang nắm tay tôi… vô thức tới mức cậu la toáng lên:
-Anh Sơn làm gì bóp tay em đau thế!
Tôi lọt vào trạng thái bồng bềnh như khi đi trên con tàu rời khỏi quê hương đúng 30 năm trước từ Láng Cát.
Cơn sóng cấp 6 hay 7 gì đó mà sau này tôi nghe lại, đã cứu 50 người chúng tôi thoát khỏi sự dòm ngó của công an địa phương. Vì khi đổ bộ xuống bến xe, chỉ có người mù mới không biết chúng tôi là dân từ thành phố xuống đây chuẩn bị để vượt biên.
Nhưng chúng tôi cũng đã trả cái giá khá đắt là bỏ tất cả lương thực hành lý xuống biển để cứu mạng theo quyết định của viên thuyền trưởng. Là dân học sinh chưa bao giờ quen sông nước, tôi nôn thốc nôn tháo… không chừng ra cả mật vàng theo từng cơn sóng đang đưa con thuyền bé nhỏ trồi lên nhủi xuống, chưa biết sẽ bị nó nuốt chửng lúc nào. Cô bé trạc tuổi bên cạnh tôi cũng chả khá gì hơn; nhiều lúc mơ hồ tôi có cảm tưởng cô nắm chặt cánh tay tôi để khỏi bị hất văng và thay vì kiếm chỗ trống để ói, cô làm luôn trên người tôi… mặc kệ! chẳng còn cảm giác gì.
Tới lúc được vớt đưa lên đảo, tôi mới biết cô ta đi một mình như tôi, ngẫu nhiên hơn, cũng là người Nha Trang và qua câu chuyện sau này không ngờ song thân của chúng tôi đã từng là bạn thời làm công chức ở ty quân cụ. Duyên số làm sao, chúng tôi lại đi chung trên chuyến tàu từ một nơi xa lắc Nha Trang.
Từ đó tôi trúng mánh vì giữa bao nhiêu đứa con trai độc thân trong trại tôi là thằng duy nhất có cô bạn gái dễ thương. Tụi tôi thân thiết đến mức, có lúc tôi hy sinh cái quần dài duy nhất để dành cho cô ấy mặc khi cô phải giặt đồ không có quần thay. May sao sau này, nhờ chút vốn liếng tiếng Anh, hội World Releaf ở trại nhờ tôi thay thế chồng Ý Lan (cô con gái Thái Thanh, lúc đó chưa làm ca sĩ) để phân phối đồ cứu trợ cho thuyền nhân vì gia đình bên chồng Ý Lan được quyết định đi Mỹ định cư trước. Từ đó mới hết cảnh hai đứa một quần.
Bà cô bên Mỹ cũng làm thủ tục bão lãnh cho tôi, theá nhưng tôi quyết định đi theo tiếng gọi của con tim; mặc dù trong cơn bão táp quay cuồng cách đó ít tháng, tôi đã khấn hứa với Chúa: “Con sẽ dâng cuộc đời còn lại này cho Chúa nếu đến được bên bờ bình yên”.
Tôi quên đẹp lời khấn.
Khi đặt chân tới Nhật, chắc Chúa chẳng thèm gọi tôi, một đứa đầu môi chót lưỡi chẳng khác gì dân Do thái cựu ước. Nhưng Ngài muốn tôi nhớ những gì mình hứa. Thế là trong một bối cảnh không khác gì phim bộ Hàn quốc, thằng bạn đi chung chuyến ghe trở thành người yêu thứ hai của nàng sau khi người yêu thứ nhất, là tôi, một cách rất ngu đần kiểu quân tử tàu, nói với hắn: -Hãy hứa với tao là chăm sóc nàng thật hạnh phúc!
-Hắn rất khôn, đám cưới với nàng xong, dẫn nàng đi thật xa… xa tới mức tôi bặt vô âm tín.
Còn tôi bù lại lôi khaán hưùa baèng caùch laên xả vào nhưõng sinh hoạt cộng đoàng vôùi nhưõng bạn bè cùng chí hưôùng trong một thôi gian khaù dài, đaày aép nhưõng kỷ niệm thanh xuaân.
Và bây giờ, cô nàng ngày xưa hiện ra bằng da bằng thịt trước mặt tôi. Vỡ òa dĩ vãng.
-Anh trông không có gì thay đổi.
Tôi buông tay thằng bé từ lúc nào để cầm tay nàng
-Em cũng vậy, chỉ thêm chút nếp nhăn.
-Thôi đừng sạo ông ơi, tụi nó gọi ông bằng anh còn em thì xưng Bác với cháu. Dừa khô rồi…
Hai thằng nhỏ mặt thưỡn đượt, không hiểu ông anh chúng nó và bác y tá Việt kiều này quan hệ như thế nào.
Nghe chữ dừa khô, tôi chợt nhớ, lúc mới tới Nhật… đám con trai miền Trung thì dùng câu “Dừa khô lên giá”, trong khi miền Nam thì “Cá ươn lên giá” để ám chỉ những cô nàng có nhan sắc của “một người đàn ông không đẹp trai” nhưng rất chảnh… vì của hiếm! Tụi nó ngưỡng mộ tôi vì có trong tay trái dừa xiêm…. Dừa xiêm Nha Trang chính hiệu.
Tôi muốn nói đùa -Dừa khô nhưng nước vẫn còn tươi; nhưng sợ đi quá lố mặc dù khoảng cách của hai đứa đã chợt như gần lại, như không tồn tại quãng thời gian 30 năm.
Tôi nán ít thời gian còn lại hỏi han gia đình nàng, thằng bạn chung tàu năm xưa; con cái nàng đã lớn; lớn hơn con tôi nhiều… và nàng sống rất hạnh phúc, không khác gì mái ấm gia đình của tôi.
Tuy vậy trên quãng đường về, có một cái gì đó níu kéo. Mắt tôi cay xè khi gương mặt nàng thoáng hiện ra, trong đó có hình ảnh bãi cát lung linh nắng vàng, những hàng dừa cao vút, những hòn đảo cô đơn.
Em còn nhớ, hay đã quên
Chiếc quần dài ngày xưa hai đứa
Mặc chung…
nhưng không chút ngượng ngùng…
Trời mùa đông qua bao biển động
Một chút tình sưởi ấm lòng nhau
Tình cờ gặp ngỡ ta đã đợi
Chiều Phúc Đảo hồn ai cuối trời!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét