Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Bô xít và Thơ


LTS: Hai bài thơ sau đây của hai tác giả được sáng tác theo các vấn đề liên quan đến lãnh hải và lãnh thổ trong trào lưu văn học nổi bật nhất hiện nay trên báo chí mạng, tạm gọi là trào lưu bô xít. Cả hai đều chia sẻ nỗi uất ức về thân phận nhược tiểu của người dân thấp cổ bé miệng. Điều thú vị là dầu không hẹn nhau, nhưng tính chất liên hoàn của nó đã làm người đọc hình dung được dung lượng dồi dào của trào lưu này.
Ở bài thơ thứ nhất (Rừng vàng biển bạc), bạn đọc có thể thấy ngay đằng sau những phẫn hận này, tác giả muốn ám chỉ đến nguyên nhân của vấn nạn mất biển mất rừng hiện nay.
Đất nước tôi có biển bao la,
Nhưng ngư dân không dám ra khơi đánh cá
Đành lên bờ nhìn sóng bạc đầu đuổi nhau trên nước,
Về nhà, nghe sóng vỗ rì rào ngày đêm không dứt,
Lòng thấy âu lo.
Không hận sóng bạc đầu,
Hận kẻ bạc tình với NƯỚC.

    Khi nhìn thấy người ngư phủ tỉnh Quảng Ngãi chắp tay lạy lục lính Trung quốc để được tha bắt ngay trên biển đảo của cha ông mà ông ta vẫn thường dong thuyền lưới cá từ tấm bé thì chắc hẳn không một người Việt Nam nào lại không hận những người có trách nhiệm giữ nước cứu dân: hận kẻ bạc tình là vì thế. Trong khi đó, tại một đồn điền buôn HDrát, xã Ea Kao, bà Phạm thị Ngắn đi mót hạt cà phê đã bị đàn chó bẹc-giê cắn rách nát hết đầu cổ mặt mũi, chết tại chỗ vô cùng thê thảm, vậy mà nhà nước và cơ quan điều tra cũng ỉm luôn. Không hận kẻ bạc tình với dân sao được.
    Ở bài thơ thứ hai (Nhân dân tôi), như đứng từ nỗi hận nêu trên, thơ bày tỏ một niềm tin vào sức bật của những người đang ngậm đắng nuốt cay đó.
Và tôi biết nhân dân tôi
Từ thủa xa xưa lúc Người im như thóc
Là lúc biển hết rồi ngày, tháng cố lặng yên
Giông tố sắp nổi lên
Vần vũ phong ba, cuồn cuộn sóng lật thuyền.
    Ngày chủ nhật 14/3 vừa qua, chỉ 1 tuần lễ ngay sau khi bài thơ ra đời, tại đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm, Hà nội, một số đảng viên Việt Tân trẻ tại Việt Nam táo bạo công khai phát áo, mũ in chữ “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam” cho người đến thăm đền đã chứng minh hùng hồn cho niềm tin này của tác giả. Cuộc nổi dậy nào rồi cũng phải cần đến ngọn lửa tiền phong bắt nhịp cho sự vùng lên của đám đông thầm lặng thứ ba. Cái giá phải trả cho việc mang lại những mầm lửa đầu đó không phải là đơn giản, nhiều khi phải đánh đổi bằng mạng sống. Các bạn trẻ đảm lược đó dư sức hiểu rằng hành động chọc vào con ngươi chế độ như thế sẽ mang lại thiệt hại khó lường. Vậy mà họ đã làm, đàng hoàng và dõng dạc.
Tôi khắc trong tim mình
Nhân dân tôi anh hùng
Nhân dân tôi thông minh
Gánh Tổ quốc mấy ngàn năm vượt dốc.
Đầu tháng Tư, những rừng hoa anh đào tại Đông Kinh đang rơi bay lung linh tản mác. Người Nhật say đắm phút giây này vì họ ví đời hoa mong manh tựa như tâm hồn Võ sĩ đạo: dứt áo ra đi sau khi đã hiến thân làm đẹp cuộc đời. Hành động chuyền trao những chiếc áo xanh giữa lòng Hà Nội của những bạn trẻ đó nào có khác chi một lần dứt áo. Xin tri ân lòng dũng cảm phi thường này của các bạn. Một cánh én dù chưa làm nên mùa Xuân nhưng đã báo hiệu cho biết bao tâm hồn nôn nao xao xuyến tin Xuân mỗi khi dõi mắt trông về trời xa.

Rừng vàng biển bạc

Đất nước tôi có rừng vàng,
Dân nghèo đi đãi,
Uống nước sông nhiễm cy-a-nua,
Da vàng khè như nghệ,
Bị đau gan, bao tử, ung thư.
Đúng như ông bà đã bảo:
Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt.
Đất nước tôi có rừng núi chập chùng,
Dân làm nương rẫy cặm cụi, hiền lành như thóc, như ngô.
Từ khi lâm tặc nhào vô,
Chặt cây, phá rừng.
Chim muông xa chạy cao bay,
Đồng bằng cũng bị hại lây,
Nhiễm độc từ nước sông, nước suối.
Chỉ có bọn thổ phỉ, cướp ngày,
Ung dung thu cục vàng to như NÚI
Đất nước tôi có biển bạc,
Nhưng ngư dân không dám đánh cá ngoài khơi,
Sợ gió to, sóng lớn thình lình ập tới,
Mà “khí tượng” không dám nói rõ một lời,
Cho ngư dân đỡ khổ.
Đất nước tôi có biển bao la,
Nhưng ngư dân không dám ra khơi đánh cá
Đành lên bờ nhìn sóng bạc đầu đuổi nhau trên nước,
Về nhà, nghe sóng vỗ rì rào ngày đêm không dứt,
Lòng thấy âu lo.
Không hận sóng bạc đầu,
Hận kẻ bạc tình với NƯỚC.

Trịnh Khả Nguyên


Nhân Dân tôi
Tôi khắc trong tim mình
Nhân Dân tôi anh hùng
Nhân Dân tôi thông minh
Gánh Tổ Quốc mấy ngàn năm vượt dốc
Tôi không tin
Nhân Dân tôi bạc nhược
Nhân Dân tôi uể oải chợ chiều
Nhẹ dạ, cả tin, cam chịu, buông xuôi và… ngái ngủ
Bởi Nhân Dân tôi dựng, giữ nước non này
Máu như sông, như biển
Đất là thịt, là xương
Nhổ tận gốc trụ đồng Mã Viện
Để Giao Chỉ muôn đời không bị triệt (*)
Sông núi trường tồn
Con cháu Lạc Hồng truyền mãi đến mai sau…
Tôi không tin
Thời WTO Nhân Dân tôi ngủ gật
Bởi gió lạnh muôn đời vẫn thổi từ phương Bắc
Vó ngựa An Dương Vương gõ hai tiếng: cùng đường
Chuyện lẫy nỏ thần thành chuyện máu bi thương
Tôi tin Nhân Dân tôi
Đánh giặc xong rồi dẫu hiền lành như đất
Vẫn biết thứ bánh vẽ lắm màu vỏ đỏ, nhân đen
Ăn không được, nuốt không trôi
Nhận rõ mặt kẻ dối lừa hơn cả Cuội
Tôi biết Nhân Dân tôi
Thâm hậu chuyện tiếu lâm
Đằm thắm giọng ca dao
Vị tha lời cổ tích
Lấy nhún nhường, nhẫn nhịn đổi bình yên
Nhưng vẫn dạy cháu con nằm lòng câu g
an ruột

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét