Tự do là gì? Đến từ đâu, về đâu? Và nắm giữ tự do như thế nào? Bao nhiêu mới đủ? Có lẽ là những câu hỏi đầy thao thức nhất của nhân loại qua mọi thời đại chính thể, cho dù tất cả đều thừa biết rằng đó là giá trị phổ quát và căn bản nhất của cuộc sống làm người. Cũng chính vì giá trị cao đẹp và đầy quyền uy đó mà không ít người đã nhũng lạm đểlập luận và giải thích theo chiều hướng thuận lợi cho hành vi riêng tư, bè phái thậm chí cho cả một chủ thuyết xã hội.
Đồng ý rằng nền tự do của mỗi quốc gia đều mang những đặc thù riêng và không ai có quyền gì áp đặt nguyên vẹn hình thức tự do của một quốc gia này vào một nước khác bởi lẽ tiến trình thể hiện tư tưởng tự do gắn liền với tiến trình hình thành nên bản sắc riêng của dân tộc đó. Tuy nhiên, cho dù cung bậc thể hiện có thể khác nhau nhưng tất cả đều phải dựa trên những tiêu chí được mọi người trên thế giới công nhận và đã ghi xuống trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Và gần như là đương nhiên khi đứng trên quan điểm của bản văn mang đầy kết tinh tư tưởng thời đại này, các bên trọng tài có thể đánh giá phê phán một quốc gia nào đó về mức độ vi phạm tự do, nhân quyền.Vậy, lấy gì để có thể đo đạc mức độ tự do của một chính thể? – Xin nói ngay: mức độ chấp nhận đối thoại, chấp nhận phản biện và bao dung với khác biệt tư tưởng là một trong những đáp án quan trọng của câu hỏi vừa nêu.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay
Tác giả Nguyễn đắc Kiên muốn được vào tù Cộng Sản có lẽ vì khác với nhà tù mọi nơi, nhà tù Cộng Sản đầy dẫy những người ngay, dám nói, dám làm. Câu thơ như mở thêm một đáp án mới để có thể hiểu thêm về mức độ tự do của một đất nước, mức độ này tỷ lệ nghịch với số lượng và nồng độ của các tiếng nói tự do trong nhà tù: môi trường giam giữ tự do. Không chỉ người ngay, nhà tù giam giữ luôn cả nhà thơ. Đây là một hình tượng đượctác giả phát hiện từ thực tế và ghép nối độc đáo vào tác phẩm. Thơ chính là tự do, nhà thơ phải mang tâm hồn tự do mới có thể làm nên những con chữ được gọi là thơ. Còn không, chỉ là sắp chữ. Thơ và tự do, cuộc phối ngẫu có tuổi đời gần bằng lịch sử của những ký tự mà loài người nguệch ngoạc đầu tiên trên đá, trên lá. Thống khổ, hân hoan, tin yêu, tuyệt vọng...con người ghi lại những nhảy múa đó của tâm hồn vừa để chia sẻ cũng vừa để chiêm nghiệm, lý giải về chính mình và vũ trụ chung quanh. Qua những vần chữ chơi vơi, chới với giữa buổi hồng hoang hoặc những trường ca sử thi cổ đại thăm thẳm huyền thoại cho đến những bài thơ lãng mạn Việt Nam đầu thể kỷ 20, nhân loại đã thấy được sức mạnh xuyên suốt của tự do ngự trị trong tác phẩm. Không có tự do, vẫn có thể có thơ, nhưng đấy là thơ giai đoạn, mang nhiều tính công cụ và nô bộc. Còn thơ có tự do là thơ có hơi thở, thơ sống. Mặt khác, đường đi của thơ, cũng giống như hành trình tìm đến tự do, không hẳn là suông sẻ đơn giản. Lợi dụng danh nghĩa tự do của một người, một nhóm này để bức tử tự do kẻ khác là hành động thường thấy ở lịch sử từ cách đây gần 300 năm khi mà các lý thuyết về khế ước xã hội đầu tiên bắt đầu bị bóp méo. Gần như cùng chung và đồng bộ với số phận như thế, khi tự do lên ngôi, phẩm giá nhà thơ được ca tụng, ngược lại, trong độc tài, kềm kẹp thì nhà tù lại nườm nượp mà đón khách thơ. Tại sao? Tự do cơ bản đầu tiên vẫn là tư do cất lên điều muốn nói, và trong lĩnh vự tự do ngôn luận này, thơ là chúa tể.
bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.
Sau khi trộn hòa 2 ý niệm Tự do và Thơ vào không gian giam nhốt, Nguyễn đắc Kiên thật tuyệt vời khi khép lại tác phẩm của mình bằng một biến dị bùng nổ chéo góc rất khéo léo.
Cũng trên trang báo này, không kém vinh hạnh, Trang văn nghệ xin được giới thiệu bản dịch tiếng Nhật của nữ sĩ Ari N. mà tên tuổi không xa lạ trên văn đàn cũng như tầng lớp hàn lâm tại Nhật Bản.
Ngoài sự chính xác của dịch từ và không chỉ thể hiện rõ nét bút lực cũng như phong thái của bản gốc, một số chấm phá uyển chuyển trong cách chọn từ đã thể hiện sự lý giải sâu sắc của dịch giả dành cho tác giả. Từ “ngàn thiên thể”, “ngàn thơ tứ” trong 4 câu thơ trích dẫn trên đây đã được chuyển đổi ngoạn mục bằng “無数の自由の星”, “限りない人間の詩想”, đặc biệt nhất, từ “mở ra” vốn chưa đủ cường độ đã được dịch giả chuyển hóa thành “解き放たれる” khiến khi đọc lên thấy thoát ý và đầy hơi hơn. Cũng không thể nào không đề cập đến cách ngắt nhịp của lời dịch. Dù đã phải chuyển sang một ngôn ngữ có cấu trúc văn phạm hoàn toàn khác biệt, nhưng nhịp thơ đã bám sát bản gốc giúp người đọc Nhật Bản có thể nắm bắt chuyển biến của mạch thơ mở ra lồng lộng trong những câu cuối bài. Tóm lại, đây là bản dịch không chỉ làm người đọc hài lòng bằng sự xóa bỏ tài tình rào cản ngôn ngữ, hơn thế nữa, chúng ta xúc động ở tình cảm trân quí mà dịch giả đã đồng điệu cùng tác giả trong công cuộc mưu tìm tự do đúng nghĩa.
自由を欲するがゆえに
2012年12月9日のデモ参加者に捧ぐ)
もし私が投獄されるなら
共産主義の牢獄に入りたい
そこは、まっとうな人々に会えるところだから
私と同じ人間が生きているところだから
もし私が投獄されるなら
共産主義の牢獄に入りたい
そこは、自由が囚われているところだから
生を欲する心が囚われているところだから
もし私が投獄されるなら
共産主義の牢獄に入りたい
そこには詩人たちが囚われ
さまよえる魂が まだ眠っている人々を目覚めさせる
暗い牢獄に詩人を閉じ込めれば
無数の自由の星が解き放たれる
暗い牢獄に自由を閉じ込めれば
限りない人間の詩想が解き放たれる
もしいつか私が投獄されるなら
きっと共産主義者の牢獄に入れてくれ
私が自由を欲しているからこそ
グエン・ダック・キエン
bởi vì tôi khao khát Tự do
Tặng những người biểu tình ngày 09/12/2012
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
giam giữ kẻ ngủ hoang để thức tỉnh muôn đồng bào vô thức.
bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
thì chắc chắn là nhà tù Cộng sản,
bởi vì tôi khao khát Tự do.
Đồng ý rằng nền tự do của mỗi quốc gia đều mang những đặc thù riêng và không ai có quyền gì áp đặt nguyên vẹn hình thức tự do của một quốc gia này vào một nước khác bởi lẽ tiến trình thể hiện tư tưởng tự do gắn liền với tiến trình hình thành nên bản sắc riêng của dân tộc đó. Tuy nhiên, cho dù cung bậc thể hiện có thể khác nhau nhưng tất cả đều phải dựa trên những tiêu chí được mọi người trên thế giới công nhận và đã ghi xuống trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Và gần như là đương nhiên khi đứng trên quan điểm của bản văn mang đầy kết tinh tư tưởng thời đại này, các bên trọng tài có thể đánh giá phê phán một quốc gia nào đó về mức độ vi phạm tự do, nhân quyền.Vậy, lấy gì để có thể đo đạc mức độ tự do của một chính thể? – Xin nói ngay: mức độ chấp nhận đối thoại, chấp nhận phản biện và bao dung với khác biệt tư tưởng là một trong những đáp án quan trọng của câu hỏi vừa nêu.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay
Tác giả Nguyễn đắc Kiên muốn được vào tù Cộng Sản có lẽ vì khác với nhà tù mọi nơi, nhà tù Cộng Sản đầy dẫy những người ngay, dám nói, dám làm. Câu thơ như mở thêm một đáp án mới để có thể hiểu thêm về mức độ tự do của một đất nước, mức độ này tỷ lệ nghịch với số lượng và nồng độ của các tiếng nói tự do trong nhà tù: môi trường giam giữ tự do. Không chỉ người ngay, nhà tù giam giữ luôn cả nhà thơ. Đây là một hình tượng đượctác giả phát hiện từ thực tế và ghép nối độc đáo vào tác phẩm. Thơ chính là tự do, nhà thơ phải mang tâm hồn tự do mới có thể làm nên những con chữ được gọi là thơ. Còn không, chỉ là sắp chữ. Thơ và tự do, cuộc phối ngẫu có tuổi đời gần bằng lịch sử của những ký tự mà loài người nguệch ngoạc đầu tiên trên đá, trên lá. Thống khổ, hân hoan, tin yêu, tuyệt vọng...con người ghi lại những nhảy múa đó của tâm hồn vừa để chia sẻ cũng vừa để chiêm nghiệm, lý giải về chính mình và vũ trụ chung quanh. Qua những vần chữ chơi vơi, chới với giữa buổi hồng hoang hoặc những trường ca sử thi cổ đại thăm thẳm huyền thoại cho đến những bài thơ lãng mạn Việt Nam đầu thể kỷ 20, nhân loại đã thấy được sức mạnh xuyên suốt của tự do ngự trị trong tác phẩm. Không có tự do, vẫn có thể có thơ, nhưng đấy là thơ giai đoạn, mang nhiều tính công cụ và nô bộc. Còn thơ có tự do là thơ có hơi thở, thơ sống. Mặt khác, đường đi của thơ, cũng giống như hành trình tìm đến tự do, không hẳn là suông sẻ đơn giản. Lợi dụng danh nghĩa tự do của một người, một nhóm này để bức tử tự do kẻ khác là hành động thường thấy ở lịch sử từ cách đây gần 300 năm khi mà các lý thuyết về khế ước xã hội đầu tiên bắt đầu bị bóp méo. Gần như cùng chung và đồng bộ với số phận như thế, khi tự do lên ngôi, phẩm giá nhà thơ được ca tụng, ngược lại, trong độc tài, kềm kẹp thì nhà tù lại nườm nượp mà đón khách thơ. Tại sao? Tự do cơ bản đầu tiên vẫn là tư do cất lên điều muốn nói, và trong lĩnh vự tự do ngôn luận này, thơ là chúa tể.
bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.
Sau khi trộn hòa 2 ý niệm Tự do và Thơ vào không gian giam nhốt, Nguyễn đắc Kiên thật tuyệt vời khi khép lại tác phẩm của mình bằng một biến dị bùng nổ chéo góc rất khéo léo.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay
Tác giả Nguyễn đắc Kiên muốn được vào tù Cộng Sản có lẽ vì khác với nhà tù mọi nơi, nhà tù Cộng Sản đầy dẫy những người ngay, dám nói, dám làm. Câu thơ như mở thêm một đáp án mới để có thể hiểu thêm về mức độ tự do của một đất nước, mức độ này tỷ lệ nghịch với số lượng và nồng độ của các tiếng nói tự do trong nhà tù: môi trường giam giữ tự do. Không chỉ người ngay, nhà tù giam giữ luôn cả nhà thơ. Đây là một hình tượng đượctác giả phát hiện từ thực tế và ghép nối độc đáo vào tác phẩm. Thơ chính là tự do, nhà thơ phải mang tâm hồn tự do mới có thể làm nên những con chữ được gọi là thơ. Còn không, chỉ là sắp chữ. Thơ và tự do, cuộc phối ngẫu có tuổi đời gần bằng lịch sử của những ký tự mà loài người nguệch ngoạc đầu tiên trên đá, trên lá. Thống khổ, hân hoan, tin yêu, tuyệt vọng...con người ghi lại những nhảy múa đó của tâm hồn vừa để chia sẻ cũng vừa để chiêm nghiệm, lý giải về chính mình và vũ trụ chung quanh. Qua những vần chữ chơi vơi, chới với giữa buổi hồng hoang hoặc những trường ca sử thi cổ đại thăm thẳm huyền thoại cho đến những bài thơ lãng mạn Việt Nam đầu thể kỷ 20, nhân loại đã thấy được sức mạnh xuyên suốt của tự do ngự trị trong tác phẩm. Không có tự do, vẫn có thể có thơ, nhưng đấy là thơ giai đoạn, mang nhiều tính công cụ và nô bộc. Còn thơ có tự do là thơ có hơi thở, thơ sống. Mặt khác, đường đi của thơ, cũng giống như hành trình tìm đến tự do, không hẳn là suông sẻ đơn giản. Lợi dụng danh nghĩa tự do của một người, một nhóm này để bức tử tự do kẻ khác là hành động thường thấy ở lịch sử từ cách đây gần 300 năm khi mà các lý thuyết về khế ước xã hội đầu tiên bắt đầu bị bóp méo. Gần như cùng chung và đồng bộ với số phận như thế, khi tự do lên ngôi, phẩm giá nhà thơ được ca tụng, ngược lại, trong độc tài, kềm kẹp thì nhà tù lại nườm nượp mà đón khách thơ. Tại sao? Tự do cơ bản đầu tiên vẫn là tư do cất lên điều muốn nói, và trong lĩnh vự tự do ngôn luận này, thơ là chúa tể.
bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.
Sau khi trộn hòa 2 ý niệm Tự do và Thơ vào không gian giam nhốt, Nguyễn đắc Kiên thật tuyệt vời khi khép lại tác phẩm của mình bằng một biến dị bùng nổ chéo góc rất khéo léo.
Cũng trên trang báo này, không kém vinh hạnh, Trang văn nghệ xin được giới thiệu bản dịch tiếng Nhật của nữ sĩ Ari N. mà tên tuổi không xa lạ trên văn đàn cũng như tầng lớp hàn lâm tại Nhật Bản.
Ngoài sự chính xác của dịch từ và không chỉ thể hiện rõ nét bút lực cũng như phong thái của bản gốc, một số chấm phá uyển chuyển trong cách chọn từ đã thể hiện sự lý giải sâu sắc của dịch giả dành cho tác giả. Từ “ngàn thiên thể”, “ngàn thơ tứ” trong 4 câu thơ trích dẫn trên đây đã được chuyển đổi ngoạn mục bằng “無数の自由の星”, “限りない人間の詩想”, đặc biệt nhất, từ “mở ra” vốn chưa đủ cường độ đã được dịch giả chuyển hóa thành “解き放たれる” khiến khi đọc lên thấy thoát ý và đầy hơi hơn. Cũng không thể nào không đề cập đến cách ngắt nhịp của lời dịch. Dù đã phải chuyển sang một ngôn ngữ có cấu trúc văn phạm hoàn toàn khác biệt, nhưng nhịp thơ đã bám sát bản gốc giúp người đọc Nhật Bản có thể nắm bắt chuyển biến của mạch thơ mở ra lồng lộng trong những câu cuối bài. Tóm lại, đây là bản dịch không chỉ làm người đọc hài lòng bằng sự xóa bỏ tài tình rào cản ngôn ngữ, hơn thế nữa, chúng ta xúc động ở tình cảm trân quí mà dịch giả đã đồng điệu cùng tác giả trong công cuộc mưu tìm tự do đúng nghĩa.
自由を欲するがゆえに
2012年12月9日のデモ参加者に捧ぐ)
もし私が投獄されるなら
共産主義の牢獄に入りたい
そこは、まっとうな人々に会えるところだから
私と同じ人間が生きているところだから
もし私が投獄されるなら
共産主義の牢獄に入りたい
そこは、自由が囚われているところだから
生を欲する心が囚われているところだから
もし私が投獄されるなら
共産主義の牢獄に入りたい
そこには詩人たちが囚われ
さまよえる魂が まだ眠っている人々を目覚めさせる
暗い牢獄に詩人を閉じ込めれば
無数の自由の星が解き放たれる
暗い牢獄に自由を閉じ込めれば
限りない人間の詩想が解き放たれる
もしいつか私が投獄されるなら
きっと共産主義者の牢獄に入れてくれ
私が自由を欲しているからこそ
グエン・ダック・キエン
bởi vì tôi khao khát Tự do
Tặng những người biểu tình ngày 09/12/2012
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống.
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
giam giữ kẻ ngủ hoang để thức tỉnh muôn đồng bào vô thức.
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
giam giữ kẻ ngủ hoang để thức tỉnh muôn đồng bào vô thức.
bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
thì chắc chắn là nhà tù Cộng sản,
bởi vì tôi khao khát Tự do.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét