Bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005 về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và sự mất mát của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn để đời và đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại.
"Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể với các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011
Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011
Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011
Tháng 9-2011
Lời giới thiệu của người dịch Chân Phương: Thế giới, đặc biệt người dân các nước lâu nay bị tước đoạt quyền tự do chính trị như Việt Nam, Cu Ba, Trung Quốc, Syria…,đang chứng kiến từng giờ ngày tàn của chế độ Kadhafi. Động cơ nào đã thôi thúc những thường dân Libya, cũng như thường dân khắp nơi trên trái đất này vốn chỉ muốn sống yên lành và tránh né việc giết chóc,trỗi dậy lao vào cuộc chiến đấu mất còn với bạo lực độc tài? Xin giới thiệu bài viết sau đây của Ibrahim Al-Koni, một nhà văn hàng đầu của thuộc bộ tộc touarék hiện sinh sống ở Thụy Sĩ, qua những dòng chữ thống thiết và cô đọng khả dĩ lôi cuốn người đọc vào cuộc khởi nghĩa có lẽ trọng đại nhất trong năm 2011 này.
Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011
Mấy nét đổi thay của Văn nghệ Nhật Bản sau thảm họa
Trận động đất kinh hoàng ngày 11/3 vừa qua không chỉ gây nên các thiệt hại vật chất nặng nề vào khoảng hơn 20 nghìn tỷ yên và phải mất nhiều năm mới khôi phục lại được. Những làng cá sung túc hiền hòa nằm ôm ấp trên những dải biển ven bờ Thái Bình, nơi mà 2 dòng biển nóng lạnh Kuroshio và Oyashio giao nhau tạo nên một ngư trường phong phú trong phút chốc đã tan tành, đổ nát vì sóng thần cuốn nhà trôi xuống biển, thuyền ngược lên bờ!
Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011
Tháng Sáu nhạt mưa, mưa ướt mềm vai em… câu hát nhẹ êm của Ngô thụy Miên lại về trong trí nhớ, khi ngày qua ngày những đám mây trũng nước đang vần vũ trên những vùng áp thấp khắp dải trời từ lưu vực sông Dương Tử đến tận miền Nam quần đảo Nhật bản. Mùa mưa dầm, tiếng Nhật còn gọi là Baiu (Mai vũ) mang 2 nghĩa: mưa làm chín trái mơ và cũng làm meo mốc mọi thứ bởi thời tiết ẩm thấp liên tục.
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011
LTS: Nhật Bản đang trong những ngày dầu sôi lửa bỏng. Bốn mảng địa chất của lớp vỏ trái đất đã va chạm liên hoàn tạo nên cơn địa chấn 9 độ richter khủng khiếp nhất trong lịch sử đo đạc cường độ động đất của đất nước này. Sóng thần sau đó đã cướp đi gần 90% tổng số trên 20 nghìn người thương vong và mất tích.
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011
Tháng 3-2011
LTS: Chấn động từ Trung Đông đang rung chuyển thế giới. Nửa thế kỷ trước, với những giếng dầu lênh láng dưới lòng đất, khu vực này là nơi hội tụ của tham vọng thèm thuồng. Cùng với các mâu thuẫn về ý thức hệ và tranh chấp lãnh thổ đặc biệt kể từ sau sự tân sinh của Israel, quê hương Hồi giáo này đã biến thành một lò lửa âm ỉ của thế giới. Sau những biến loạn lật đổ vương quyền vào các thập kỷ trước, các quốc gia Ả Rập này lại rơi vào tệ nạn tham quyền cố vị của các chính thể độc tài. Được châm ngòi từ Tunisia, thành công chớp nhoáng tại Ai Cập và hiện nay đang lan truyền sang các thể chế toàn trị khác như Bahrain, Yemen, Libia..., mục tiêu của các cuộc cách mạng này khác với trước đây, không phải là những tranh chấp về tư tưởng hoặc khác biệt chính kiến thường được dựa vào kinh điển Hồi giáo hoặc chủ nghĩa dân tộc Ả Rập mà chính là khát vọng đòi hỏi được thoát ra khỏi các nguy cơ hiện thực xã hội như lời nói của một người dân tham gia biểu tình tại Ai Cập: "không thể sống nếu xã hội cứ như thế này mãi".
Sự chán ghét của người dân trước hành vi tham quyền cố vị, trước sự kiểm soát thông tin và truyền thông, cụ thể là chỉ có đảng cầm quyền mới được tuyên truyền vận động tranh cử bằng các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) và nhất là nạn thất nghiệp lan tràn, cách biệt giàu nghèo cùng với tham nhũng thối nát trong khi chính quyền tại các nước đó không hề đưa ra được một phương sách cải thiện hiệu quả nào chính là nguyên nhân chủ yếu của làn sóng cách mạng này. Nếu nhìn qua Ai Cập, chúng ta hoàn toàn không thấy một vài trò lãnh đạo rõ rệt nào của các chính đảng hoặc là một khuôn mặt tên tuổi như Walesa của Balan, Kim Đại Trung của Đại hàn, Aung San Suu Kyi của Miến điện. Tuổi trẻ trong một thời cơ chín muồi với sự trợ giúp của Facebook, Twitter đã chứng minh được sức bật hùng hậu và sứ mệnh lịch sử của họ nội chỉ trong 18 ngày tại một cuộc Cách mạng Trắng có lẽ là ít tốn máu xương nhất trong lịch sử nổi dậy của nhân loại. "Nhân dân Ai Cập đã truyền cảm hứng cho chúng ta và họ đã thực hiện bằng cách từ chối sự bịa đặt rằng công lý chỉ có thể đạt được thông qua bạo lực". Nguồn cảm hứng trong diễn văn chúc mừng của tổng thống Obama chính là ở đây, có lẽ vì cuộc cuộc cách mạng này đã mở ra một làn sóng dân chủ mới "phản kháng đàn áp chính trị" từ Ả Rập, một làn sóng thứ 4 sau 3 làn sóng mà nhà chính trị học Huntington đã nêu ra trong khảo luận "Xung đột Văn Minh": thế kỷ 19 đến 20 tại Âu Mỹ, sau thế chiến 2 tại Đức, Nhật bản và thứ 3 là sau thập niên 1970 tại Đại Hàn và Đông Âu. Với 1,6 tỷ tín đồ, các quốc gia Ả Rập có lẽ đang trên lộ đồ tìm đến một mô hình Dân chủ Hồi giáo. Mô hình này có thỏa đáng các giá trị về nhân quyền hoặc các quyền cơ bản khác hay không hiện vẫn còn trong nghi vấn. Cho dù chưa một ai có thể định đoán được tình hình Trung Đông và giá dầu lửa tăng vọt sẽ gây ra gây ra những hệ quả nghiêm trọng như thế nào đối với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nếu bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Tantawi giữ đúng lời hứa là sẽ "không có dự định xoán đổi một chính quyền chính thống mà toàn dân mong muốn" thì chúng ta vẫn còn có thể hy vọng rằng Ai Cập và các quốc gia trong vùng sẽ từng bước vãn hồi sức mạnh tự trị và thực hiện rốt ráo quá trình dân chủ hóa. Liên quan đến vai trò của khối nước siêu cường thì có thể nên nghĩ rằng ngày nay đã khác xa với thời chiến tranh lạnh khi phải can thiệp trực tiếp vào nội tình của một quốc gia. Trong thời đại toàn cầu hóa, bứt dây động rừng, các siêu cường rất sợ chuyện can thiệp sa lầy do đó chỉ có thể gây ảnh hưởng bằng các loại áp lực gián tiếp, những áp lực này mang tính chất điều hướng, dự phòng, hẳn nhiên sẽ không có tác dụng cho mấy trước những thay đổi tự quyết đột biến mang tính chất sống còn như thế. Roger Hardy Phân tích gia về Trung Đông thuộc Woodrow Wilson Centre đã nhận định rằng: "trong cơn thịnh nộ của quần chúng nhân dân, tiền của bạn chắc cũng không thể giúp mua được một đồng minh gần gũi đâu!"
Tay phải ném đá vào các cơ sở công quyền, còn tay trái áp sát điện thoại di động vào tai là hình ảnh ấn tượng được ghi nhận nhiều nhất tại các cuộc biểu tình đã nói lên tính chất đặc thù chưa từng thấy trước đây. Thông qua internet để gia tốc sự lan tỏa thông tin khiến toàn dân nhất tề xuống đường lật đổ chế độ có thể được đánh giá là phương pháp đầu tiên đã phá vỡ suy nghĩ thông thường về các hình thức đấu tranh vốn có của nhân loại.
Câu hỏi hiện nay vẫn chưa được giải đáp một cách chính xác là tại sao quân đội lại không xả súng vào người dân? Một số tướng lãnh đã đồng tình với đoàn biểu tình? Phe quân đội đã có ý định tạo nên một cú shock chính trị ngoạn mục? Hoặc có thể là cả chính quyền và quân đội đều đã sợ hãi trước công thế của quần chúng? Sự sợ hãi là một cản trở lớn, nhiều khi còn là nguyên nhân gây tang thương bởi nếu kẻ thù thấy được sự sợ hãi của chúng ta mà thẳng tay đàn áp. Nhưng ngược lại, nếu họ biết rằng chúng ta không hề sợ hãi thì sao? Có lẽ đây chính là chìa khóa của thành công tại Ai Cập và đang được người dân Libia áp dụng triệt để. Với sự trợ giúp đắc lực của Facebook và Twitter, trong khi mà nòng súng của quân đội hoặc của những binh đoàn đánh thuê còn đang hoang mang lưỡng lự, thì sự nhập dòng như nước vỡ bờ của người dân đã khiến cho những trẻ em có thể trèo lên cài hoa làm im nòng đại bác.
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Câu thơ của Thanh Tâm Tuyền cách đây hơn nửa thế kỷ viết cho những thây người đổ rạp tại kinh thành Budapest, Hungary trước lằn đạn của chiến xa Nga Sô lại trở về đốt cháy tâm tư khi nhìn thấy dòng người tay không dồn dập dũng mãnh kéo về kinh thành Tripoli, Libia.
Nhân loại đang đổi thay từng phút. Lịch sử là những trang lạ lẫm nhưng ký ức thì luôn mãi tinh khôi. Những giọt máu mà tiền nhân đã đổ xuống cho tự do chưa bao giờ nguôi khơi nguồn dũng khí để xua tan bóng đêm sợ hãi. Budapest, Praha, Thiên An Môn, Bá Linh, Cairo rồi Tripoli...dòng người cuồn cuộn sử thi đó đã in đậm dấu chân, trên dấu chân đó là những hạt sương để chúng ta soi bóng, chuyện trò. Hình ảnh này trong thơ Thanh Tâm Tuyền quả thật mầu nhiệm!
mắt người cần ánh sáng
môi người cần mặt trăng
bàn tay đòi mặt trời
và ngực em tự do
của anh của anh tất cả
Em gối đầu sương xuống
chuyện trò bằng bóng hình
Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Bài ngợi ca tình yêu
1.
Tôi chờ đợi
lớn lên cùng dông bão
hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai
tìm cánh tay nước biển
con ngựa buồn
lửa trốn con ngươi
Đất nước có một lần
tôi ghì đau đớn trong thân thể
những dòng sông những đường cày núi nhọn
những biệt li rạn nứt lòng đường
hút chặt mười ngón tay ngón chân da thịt
như người yêu từ chối vùng vằng
Tôi chờ đợi
cười lên sặc sỡ
la qua mái ngói
thành phố đồng ruộng
bấu lấy tim tôi
thành nhịp thở
ngõ cụt đường làng cỏ hoa cống rãnh
cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng
chảy máu
tiếng kêu
2.
Tôi chờ đợi
phổi đầy lửa cháy
môi đầy thẹn thùng
vục xuống nhục nhằn tổ quốc
nhìn gót giầy miệng uống tro than
nghe tiếng ca của một người không quen
của cuộc đời tình nhân
3.
Trang sách khởi đầu viết
mắt người cần ánh sáng
môi người cần mặt trăng
bàn tay đòi mặt trời
và ngực em tự do
của anh của anh tất cả
Em gối đầu sương xuống
chuyện trò bằng bóng hình
Tôi đẹp như hình tôi
như cuộc đời
như mọi người
như chút thôi
anh yêu lấy em
Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
sớm mai khuya thức nhiều nhớ thương
em là cánh hoa là khói sóng
đêm màu hồng
Vòng tay dĩ vãng và bát ngát
chỗ yên nghỉ cuối cùng
dưới mắt sao dưới bàn chân những đứa con
4.
Tôi chờ đợi
một người không
nhiều người
ở thành phố thiếu thốn
ở làng mạc đọa đày
tôi là tiếng nói là tiếng khóc
những người bỏ đi hẹn trở về
những người mím hơi thừa chịu đựng
tôi chờ đợi
tôi là tiếng thơ là tiếng cười
mai Việt Nam hỡi mai Việt Nam
Thanh Tâm Tuyền
Sự chán ghét của người dân trước hành vi tham quyền cố vị, trước sự kiểm soát thông tin và truyền thông, cụ thể là chỉ có đảng cầm quyền mới được tuyên truyền vận động tranh cử bằng các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) và nhất là nạn thất nghiệp lan tràn, cách biệt giàu nghèo cùng với tham nhũng thối nát trong khi chính quyền tại các nước đó không hề đưa ra được một phương sách cải thiện hiệu quả nào chính là nguyên nhân chủ yếu của làn sóng cách mạng này. Nếu nhìn qua Ai Cập, chúng ta hoàn toàn không thấy một vài trò lãnh đạo rõ rệt nào của các chính đảng hoặc là một khuôn mặt tên tuổi như Walesa của Balan, Kim Đại Trung của Đại hàn, Aung San Suu Kyi của Miến điện. Tuổi trẻ trong một thời cơ chín muồi với sự trợ giúp của Facebook, Twitter đã chứng minh được sức bật hùng hậu và sứ mệnh lịch sử của họ nội chỉ trong 18 ngày tại một cuộc Cách mạng Trắng có lẽ là ít tốn máu xương nhất trong lịch sử nổi dậy của nhân loại. "Nhân dân Ai Cập đã truyền cảm hứng cho chúng ta và họ đã thực hiện bằng cách từ chối sự bịa đặt rằng công lý chỉ có thể đạt được thông qua bạo lực". Nguồn cảm hứng trong diễn văn chúc mừng của tổng thống Obama chính là ở đây, có lẽ vì cuộc cuộc cách mạng này đã mở ra một làn sóng dân chủ mới "phản kháng đàn áp chính trị" từ Ả Rập, một làn sóng thứ 4 sau 3 làn sóng mà nhà chính trị học Huntington đã nêu ra trong khảo luận "Xung đột Văn Minh": thế kỷ 19 đến 20 tại Âu Mỹ, sau thế chiến 2 tại Đức, Nhật bản và thứ 3 là sau thập niên 1970 tại Đại Hàn và Đông Âu. Với 1,6 tỷ tín đồ, các quốc gia Ả Rập có lẽ đang trên lộ đồ tìm đến một mô hình Dân chủ Hồi giáo. Mô hình này có thỏa đáng các giá trị về nhân quyền hoặc các quyền cơ bản khác hay không hiện vẫn còn trong nghi vấn. Cho dù chưa một ai có thể định đoán được tình hình Trung Đông và giá dầu lửa tăng vọt sẽ gây ra gây ra những hệ quả nghiêm trọng như thế nào đối với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nếu bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Tantawi giữ đúng lời hứa là sẽ "không có dự định xoán đổi một chính quyền chính thống mà toàn dân mong muốn" thì chúng ta vẫn còn có thể hy vọng rằng Ai Cập và các quốc gia trong vùng sẽ từng bước vãn hồi sức mạnh tự trị và thực hiện rốt ráo quá trình dân chủ hóa. Liên quan đến vai trò của khối nước siêu cường thì có thể nên nghĩ rằng ngày nay đã khác xa với thời chiến tranh lạnh khi phải can thiệp trực tiếp vào nội tình của một quốc gia. Trong thời đại toàn cầu hóa, bứt dây động rừng, các siêu cường rất sợ chuyện can thiệp sa lầy do đó chỉ có thể gây ảnh hưởng bằng các loại áp lực gián tiếp, những áp lực này mang tính chất điều hướng, dự phòng, hẳn nhiên sẽ không có tác dụng cho mấy trước những thay đổi tự quyết đột biến mang tính chất sống còn như thế. Roger Hardy Phân tích gia về Trung Đông thuộc Woodrow Wilson Centre đã nhận định rằng: "trong cơn thịnh nộ của quần chúng nhân dân, tiền của bạn chắc cũng không thể giúp mua được một đồng minh gần gũi đâu!"
Tay phải ném đá vào các cơ sở công quyền, còn tay trái áp sát điện thoại di động vào tai là hình ảnh ấn tượng được ghi nhận nhiều nhất tại các cuộc biểu tình đã nói lên tính chất đặc thù chưa từng thấy trước đây. Thông qua internet để gia tốc sự lan tỏa thông tin khiến toàn dân nhất tề xuống đường lật đổ chế độ có thể được đánh giá là phương pháp đầu tiên đã phá vỡ suy nghĩ thông thường về các hình thức đấu tranh vốn có của nhân loại.
Câu hỏi hiện nay vẫn chưa được giải đáp một cách chính xác là tại sao quân đội lại không xả súng vào người dân? Một số tướng lãnh đã đồng tình với đoàn biểu tình? Phe quân đội đã có ý định tạo nên một cú shock chính trị ngoạn mục? Hoặc có thể là cả chính quyền và quân đội đều đã sợ hãi trước công thế của quần chúng? Sự sợ hãi là một cản trở lớn, nhiều khi còn là nguyên nhân gây tang thương bởi nếu kẻ thù thấy được sự sợ hãi của chúng ta mà thẳng tay đàn áp. Nhưng ngược lại, nếu họ biết rằng chúng ta không hề sợ hãi thì sao? Có lẽ đây chính là chìa khóa của thành công tại Ai Cập và đang được người dân Libia áp dụng triệt để. Với sự trợ giúp đắc lực của Facebook và Twitter, trong khi mà nòng súng của quân đội hoặc của những binh đoàn đánh thuê còn đang hoang mang lưỡng lự, thì sự nhập dòng như nước vỡ bờ của người dân đã khiến cho những trẻ em có thể trèo lên cài hoa làm im nòng đại bác.
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Câu thơ của Thanh Tâm Tuyền cách đây hơn nửa thế kỷ viết cho những thây người đổ rạp tại kinh thành Budapest, Hungary trước lằn đạn của chiến xa Nga Sô lại trở về đốt cháy tâm tư khi nhìn thấy dòng người tay không dồn dập dũng mãnh kéo về kinh thành Tripoli, Libia.
Nhân loại đang đổi thay từng phút. Lịch sử là những trang lạ lẫm nhưng ký ức thì luôn mãi tinh khôi. Những giọt máu mà tiền nhân đã đổ xuống cho tự do chưa bao giờ nguôi khơi nguồn dũng khí để xua tan bóng đêm sợ hãi. Budapest, Praha, Thiên An Môn, Bá Linh, Cairo rồi Tripoli...dòng người cuồn cuộn sử thi đó đã in đậm dấu chân, trên dấu chân đó là những hạt sương để chúng ta soi bóng, chuyện trò. Hình ảnh này trong thơ Thanh Tâm Tuyền quả thật mầu nhiệm!
mắt người cần ánh sáng
môi người cần mặt trăng
bàn tay đòi mặt trời
và ngực em tự do
của anh của anh tất cả
Em gối đầu sương xuống
chuyện trò bằng bóng hình
Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Bài ngợi ca tình yêu
1.
Tôi chờ đợi
lớn lên cùng dông bão
hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai
tìm cánh tay nước biển
con ngựa buồn
lửa trốn con ngươi
Đất nước có một lần
tôi ghì đau đớn trong thân thể
những dòng sông những đường cày núi nhọn
những biệt li rạn nứt lòng đường
hút chặt mười ngón tay ngón chân da thịt
như người yêu từ chối vùng vằng
Tôi chờ đợi
cười lên sặc sỡ
la qua mái ngói
thành phố đồng ruộng
bấu lấy tim tôi
thành nhịp thở
ngõ cụt đường làng cỏ hoa cống rãnh
cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng
chảy máu
tiếng kêu
2.
Tôi chờ đợi
phổi đầy lửa cháy
môi đầy thẹn thùng
vục xuống nhục nhằn tổ quốc
nhìn gót giầy miệng uống tro than
nghe tiếng ca của một người không quen
của cuộc đời tình nhân
3.
Trang sách khởi đầu viết
mắt người cần ánh sáng
môi người cần mặt trăng
bàn tay đòi mặt trời
và ngực em tự do
của anh của anh tất cả
Em gối đầu sương xuống
chuyện trò bằng bóng hình
Tôi đẹp như hình tôi
như cuộc đời
như mọi người
như chút thôi
anh yêu lấy em
Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
sớm mai khuya thức nhiều nhớ thương
em là cánh hoa là khói sóng
đêm màu hồng
Vòng tay dĩ vãng và bát ngát
chỗ yên nghỉ cuối cùng
dưới mắt sao dưới bàn chân những đứa con
4.
Tôi chờ đợi
một người không
nhiều người
ở thành phố thiếu thốn
ở làng mạc đọa đày
tôi là tiếng nói là tiếng khóc
những người bỏ đi hẹn trở về
những người mím hơi thừa chịu đựng
tôi chờ đợi
tôi là tiếng thơ là tiếng cười
mai Việt Nam hỡi mai Việt Nam
Thanh Tâm Tuyền
Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011
Ấn tượng!
Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, việc tập trung chú ý mang tính bản năng trong lần đầu tiên gặp gỡ một người nào sẽ gieo vào đầu óc chúng ta những ấn tượng mạnh và khó gột rửa ra khỏi ký ức trong một thời gian khá dài sau đó.
Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011
Tôi không có kẻ thù
LTS: Giải Nobel Hòa bình 2010 dành cho nhà đấu tranh dân chủ Trung Quốc Lưu Hiểu Ba được đặt trên chiếc ghế trống đã gây nhiều chấn động trong cộng đồng nhân loại. Giải thưởng đó không chỉ cao đẹp bởi khí phách tôn trọng nhân quyền của quốc gia chủ khảo Na Uy mà còn rất đỗi ngoạn mục qua hình thức trao giải khiếm diện đầy ấn tượng và uy nghiêm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)